Elmich Dr.Sleep

Top 10 Cách Trị Mất Ngủ Cho Người Trẻ Đơn Giản, Hiệu Quả

16 tháng 08 2024
Phạm Ngọc Ánh

Ngày nay, Tình trạng mất ngủ ở người trẻ ngày càng gia tăng. Áp lực học tập, công việc, cuộc sống cá nhân cùng với thói quen sinh hoạt không lành mạnh là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn 10 cách trị mất ngủ đơn giản nhưng hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao sức khỏe.

Hiểu về mất ngủ

Trước khi tìm hiểu các cách trị mất ngủ, chúng ta cần hiểu rõ hơn về tình trạng này. Mất ngủ có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức, từ khó giấc ngủ, ngủ chập chờn, thức giấc thường xuyên đến ngủ không sâu giấc. Nguyên nhân gây mất ngủ rất đa dạng, bao gồm căng thẳng, lo lắng, thay đổi môi trường sống, sử dụng chất kích thích, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề sức khỏe khác.

Các loại mất ngủ thường gặp:

  • Mất ngủ thoáng qua: Xảy ra trong thời gian ngắn, thường do căng thẳng, thay đổi môi trường hoặc lịch trình sinh hoạt cần làm bài tập, ôn thi, hoàn thành công việc...
  • Mất ngủ mãn tính: Kéo dài ít nhất 3 đêm mỗi tuần trong một tháng trở lên, khi này mất ngủ đã trở thành bệnh cần sự cần kiểm tra của bác sỹ.
  • Mất ngủ thứ phát: Do các vấn đề sức khỏe khác gây ra, như bệnh tim mạch, đau mãn tính, rối loạn hô hấp, hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Làm sao để biết mình có bị mất ngủ không?

Các chuyên gia khuyến nghị rằng người trưởng thành nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Vì vậy, Bạn có thể tự đánh giá bằng cách theo dõi thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ và các triệu chứng đi kèm như buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi, khó tập trung.

Vậy, nên đi ngủ lúc mấy giờ?

Không có thời gian đi ngủ và thức dậy chung cho mọi người. Thời gian này tùy thuộc vào cơ thể, độ tuổi, sức khỏe và công việc của mỗi người.

Tuy nhiên, Nhiều nghiên cứu cho thấy người trưởng thành nên đi ngủ trước 11 giờ đêm là tốt nhất vì đây là thời điểm cơ thể bắt đầu sản xuất các hormone giúp điều hòa hoạt động của nhiều bộ phận trên cơ thể. 

Tại sao ngủ đủ giấc và đúng giờ lại quan trọng?

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng. Giấc ngủ đủ và chất lượng giúp:

  • Cải thiện trí nhớ và khả năng học tập: Giấc ngủ giúp củng cố thông tin đã học và tăng cường khả năng sáng tạo.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Giúp cơ thể chống lại bệnh tật hiệu quả hơn.
  • Điều hòa cảm xúc: Giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng.
  • Tăng cường khả năng tập trung: Giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn trong ngày.

10 cách trị mất ngủ ở người trẻ

Mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 cách trị mất ngủ hiệu quả mà không cần dùng thuốc bạn có thể thử để cải thiện chất lượng giấc ngủ và cuộc sống.

Chọn khung giờ đi ngủ cố định

Một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ là giờ ngủ không đều đặn. Điều này làm rối loại nhịp sinh học của cơ thể. Bạn có thể thấy rằng cơ thể chúng ta thường điều tiết theo thói quen. Nếu bạn thường xuyên đi ngủ muộn hoặc giờ ngủ không đều thì cơ thể sẽ dần thích nghi với thời gian đó. Để khắc phục điều này, tôi khuyên các bạn nên cố gắng đi ngủ và thức dậy vào khung giờ cố định, kể cả cuối tuần. Việc tạo lập một thói quen ngủ đều đặn sẽ giúp cơ thể điều chỉnh đồng hồ sinh học, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Theo các chuyên gia sức khỏe, bạn nên đi ngủ trước 11h. Hoặc bạn cũng có thể theo dõi cơ thể để lựa chọn khung giờ ngủ phù hợp nhất với đồng hồ sinh học của bạn.

Tạo môi trường ngủ phù hợp

Môi trường ngủ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc ngủ. Hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh và thoáng mát. Sử dụng rèm cửa tối màu để ngăn chặn ánh sáng bên ngoài, đầu tư vào một chiếc giường, nệm, chăngối thoải mái, giữ cho phòng ngủ sạch sẽ, gọn gàng với mùi tinh dầu nhẹ nhàng.

Giảm thiểu sử dụng thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính bảng và tivi có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Nếu không thể tránh khỏi, hãy bật chế độ đêm hoặc sử dụng kính lọc ánh sáng xanh để giảm tác động tiêu cực.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ (Sau 8h tối) vì cơ thể cần thời gian để bình tĩnh lại và thư giãn. Bạn có thể tập các động tác dưỡng sinh hoặc yoga nhẹ nhàng để đưa cơ thể về trạng thái thư giãn. 

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thử các phương pháp thư giãn như yoga, thiền, hoặc hít thở sâu. Ngoài ra, chia sẻ cảm xúc với bạn bè hoặc người thân cũng là cách hiệu quả để giải tỏa áp lực.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Ăn uống đúng cách cũng góp phần vào việc cải thiện giấc ngủ. Tránh ăn đồ nặng, cay hoặc uống các đồ uống kích thích như cà phê, trà, rượu trước khi đi ngủ. Thay vào đó, hãy ăn nhẹ một bữa ăn giàu carbohydrate như chuối hoặc sữa ấm.

Giảm thời gian ngủ trưa

Ngủ trưa quá dài hoặc quá muộn có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm. Nếu cần ngủ trưa, hãy ngủ trong khoảng từ 11h30 - 13h30, duy trì giấc ngủ trưa khoảng 10-20 phút hoặc chỉ cần 5 phút là đủ để có một buổi chiều tỉnh táo. Việc ngủ trưa muộn sau 2h-3h chiều hoặc quá dài có thể dẫn đến cơn đau đầu, mệt mỏi.

Thư giãn khi đếm giờ đi ngủ

Tạo một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ giúp cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm, ngâm chân hoặc sử dụng tinh dầu để thư giãn. Nên nằm lên giường trước 10-15 phút trước khi đi ngủ tuyệt đối không sử dụng điện thoại, tắt các chuông thông báo từ điện thoại. Hiệu ứng Fomo (sợ bị bỏ lỡ) khi nghe chuông thông báo từ ứng dụng nào đó khiến bạn không thể ngủ được.

Viết những việc cần làm ra giấy

Việc lo lắng về các việc cần hoàn thành có thể kiến bạn trằn trọc và khó ngủ, thói quen viết các việc cần làm hoặc lập kế hoạch cho ngày hôm sau giúp bạn yên tâm hơn và sẵn sàng cho giấc ngủ. Bạn cũng có thể viết nhật ký ghi lại các việc trong ngày... Việc này có thể không có tác dụng ngay, nhưng theo sự hình thành thói quen sẽ có tác dụng rất lớn.

Vật lý trị liệu

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng về công việc, mất ngủ nhiều đêm thì có thể tìm đến các liệu pháp trị liệu như spa, xông hơi, bấm huyệt hoặc châm cứu. Đây là các phương pháp trong y học cổ truyền nhằm lưu thông khí huyết, giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng, tạo điều kiện cho cơ thể đi vào giấc ngủ sâu.

Ngoài những cách trên, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ngủ đủ giấc, ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và giảm căng thẳng, cũng rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Lời kết 

Mất ngủ là một vấn đề phổ biến nhưng có thể được cải thiện thông qua các biện pháp thay đổi lối sống và thói quen hàng ngày. Áp dụng các cách trị mất ngủ trên một cách kiên trì, bạn sẽ thấy sự cải thiện đáng kể trong chất lượng giấc ngủ của mình. Nếu tình trạng mất ngủ không cải thiện, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ

Messenger