Elmich Dr.Sleep

Cách giặt chăn mền bằng máy giặt đơn giản, hiệu quả

14 tháng 10 2024
Phạm Ngọc Ánh

Chăn mền là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, mang đến sự ấm áp và thoải mái cho giấc ngủ. Tuy nhiên, việc vệ sinh chăn mền thường xuyên lại khiến nhiều người băn khoăn vì kích thước lớn và chất liệu đa dạng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách giặt chăn mền bằng máy giặt một cách đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.

Khi nào cần giặt chăn

Đa số mọi người thường giặt chăn 1-2 lần mỗi năm hoặc chỉ giặt khi cần cất chăn để bảo quản. Tuy nhiên có những trường hợp khác chăn cần được giặt thường xuyên hơn.

Giặt định kỳ mỗi 2-3 tháng

Chăn mền nên được giặt ít nhất 2-3 tháng một lần, ngay cả khi không có dấu hiệu bẩn rõ ràng. Trong quá trình sử dụng, chăn mền dễ tích tụ bụi, tế bào chết, mồ hôi, vi khuẩn và vi sinh vật gây hại. Việc giặt định kỳ giúp loại bỏ những chất này, ngăn ngừa các vấn đề về da và dị ứng.

Khi thấy có mùi khó chịu

Nếu chăn có mùi ẩm mốc hoặc mùi khó chịu, đó là dấu hiệu bạn cần giặt ngay. Mùi này có thể xuất phát từ mồ hôi, độ ẩm trong không khí, hoặc vi khuẩn tích tụ. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ, nên giặt và phơi khô chăn ngay lập tức.

Sau mỗi mùa (đặc biệt sau mùa đông)

Chăn mền, đặc biệt là các loại chăn dày sử dụng trong mùa đông, nên được giặt sạch sau khi kết thúc mùa. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn đã tích tụ trong suốt mùa và chuẩn bị sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo.

Khi vừa xuất hiện vết bẩn

Nếu bạn làm đổ thức ăn, nước uống lên chăn, hoặc chăn bị ố vàng do dầu và mồ hôi, nên giặt ngay để tránh vết bẩn thấm sâu vào vải và khó loại bỏ sau này. Vết bẩn lâu ngày không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn làm chăn trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Khi có người trong gia đình bị bệnh

Nếu ai đó trong gia đình bị ốm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như cúm, cảm lạnh, hoặc bệnh ngoài da, chăn mền cần được giặt sạch ngay sau khi người bệnh khỏi. Việc này giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus còn sót lại, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Vật nuôi thường xuyên lên giường

Nếu bạn nuôi chó, mèo hoặc các thú cưng khác mà chúng thường xuyên lên giường thì chăn mền nên được giặt thường xuyên hơn để loại bỏ lông, mùi và vi khuẩn từ vật nuôi. Vật nuôi thường có thói quen leo lên giường hoặc cuộn tròn trong chăn, dẫn đến chăn mền dễ bị bám lông và mùi khó chịu.

Sau khi sử dụng chăn lâu dài

Nếu bạn cảm thấy chăn trở nên nặng hơn, bám bụi nhiều hơn hoặc mất độ mềm mại, đó cũng là dấu hiệu bạn cần giặt lại. Những yếu tố này có thể do tích tụ bụi bẩn lâu ngày khiến chăn không còn sạch và thoải mái như trước.

Loại chăn mền nào có thể giặt bằng máy giặt?

Trước khi bắt tay vào giặt, bạn cần kiểm tra kỹ nhãn mác trên chăn mền để xác định xem chúng có phù hợp để giặt máy hay không. Lưu ý, tránh nhầm lẫn giữa nhãn mác vỏ chăn và ruột chăn vì chúng có thể được làm từ các vật liệu khác nhau.

Hầu hết các loại chăn mền hiện nay đều có thể giặt bằng máy giặt, trừ một số loại đặc biệt như chăn bằng lụa, len, chăn nước hoặc chưa thiết bị điện, điện tử.

Không giặt các loại chăn mền quá rộng, nặng vượt quá chỉ định về khối lượng giặt. Đối với chăn mền lớn, nên sử dụng máy giặt có dung tích từ 7-10kg trở lên. Nếu chăn quá lớn, việc giặt bằng tay hoặc giặt khô tại tiệm là lựa chọn tốt hơn để tránh hỏng hóc máy.

  • Giặt chăn mỏng: Với các loại chăn mỏng như chăn mùa hè, vỏ chăn có thể chọn chế độ giặt thường như giặt quần áo bình thường là phù hợp.. Với những loại chăn mỏng hoặc dễ rách, bạn có thể sử dụng túi giặt lớn. Điều này giúp bảo vệ chăn không bị sờn hoặc rách trong quá trình giặt.
  • Nếu máy giặt có chế độ giặt chăn ga (Bedding) thì lựa chọn chế độ này để có chương trình giặt tối ưu.
  • Với các máy giặt có chế độ giặt đồ dày, đồ len thì bạn có thể sử dụng giặt loại chăn dàu và chăn len.

Lưu ý quan trọng:

  • Có thể cần giặt tay để lại bỏ các vết bẩn cứng đầu trước khi gặt máy, bởi giặt máy có thể không loại bỏ hoàn toàn 100% các bết bẩn.
  • Nhiệt độ nước lý tưởng từ 30°C - 40°C giúp loại bỏ vi khuẩn mà không làm hỏng sợi vải.

Nên sử dụng bột giặt hay nước giặt

Theo cách giặt truyền thống bằng bột gặt thường khi cho quá nhiều sẽ khiến bột giặt không được hào tan hết và tạo thành cặn bán lên bề mặt chăn. Nước giặt dễ hoà tan hơn, nên mang lại hiệu quả giặt tốt hơn.

Bạn có thể sử dụng kết hợp thêm nước xả vải để chăn sau khi giặt xong được thơm hơn.

Hạn chế việc sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm xuống màu và hư hại chất vải.

Các gấp chăn khi giặt

Khi giặt chăn bằng máy gặt không nên cho chăn vào máy trực tiếp như giặt quần áo thông thường, thay vào đó chăn cần được gấp và cuộn lại đúng cách để việc giặt được hiệu quả.

Cuộn chăn lại giúp hạn chế chăn bị kéo giãn hoặc xoắn rối trong quá trình giặt, bảo vệ chất liệu và giữ nguyên hình dạng của chăn. Đặc biệt với các loại chăn mỏng, chăn có sợi vải mảnh, việc cuộn gọn giúp tránh rách hay hỏng sợi vải do va chạm mạnh trong quá trình máy giặt quay.

  1. Trải chăn ra trên mặt phẳng (giường hoặc sàn), sau đó gấp đôi chăn lại theo chiều dọc, có thể gấp lại thêm lần nữa nếu chiều rộng chăn vẫn cao hơn kích thước lồng giặt
  2. Cuộn từ mép dưới lên trên thành hình trụ. Cách này giúp chăn không bị nhăn và dễ dàng phân bố đều trong lồng giặt
  3. Cho chăn vào máy giặt và tiến hành giặt.

Phơi khô sau khi giặt

Sau khi giặt xong, bạn nên vắt kỹ chăn mền để giảm lượng nước còn đọng lại. Sau đó phơi chăn lên dây phơi hoặc vị trí phơi ở nơi thông thoáng, có ánh nắng trực tiếp nếu có thể để diệt khuẩn. Trải chăn thật phẳng tránh để bị cuộn hoặc nhăn.

Cần phải phơi khô hoàn toàn trước khi sử dụng hoặc bảo quản tránh việc chăn vẫn còn nước dễ bị nấm mốc và xuất hiện mùi hôi.

Lời Kết

Giặt chăn mền bằng máy giặt không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giúp bạn giữ vệ sinh cho giấc ngủ hàng ngày. Chỉ cần tuân theo các bước đơn giản trên, bạn sẽ giữ cho chăn mền luôn thơm tho, sạch sẽ và bền đẹp.

Liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ

Messenger