Elmich Dr.Sleep

Cách đơn giản để ngủ ngon, nhanh và sâu giấc

13 tháng 09 2024
Phạm Ngọc Ánh

Mệt mỏi sau một ngày dài làm việc? Khó ngủ và mất ngủ khiến bạn mệt mỏi, tinh thần không ổn định? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết đơn giản giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu.

Giấc ngủ ngon là nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Trong khi ngủ, cơ thể cơ thể sẽ tiến hành "chữa lành" và tái tạo tế bào, giúp cơ thể phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi và căng thẳng. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, không ít người gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ sâu. Bài viết này sẽ chia sẻ những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp bạn cách đi vào giấc ngủ nhanh và ngon giấc suốt đêm.

Tìm hiểu xem bạn thuộc nhóm nào?

Đồng hồ sinh học có tác động rất lớn đế giấc ngủ của chúng ta, nó quyết định đếm nhịp sống, thời gian ngủ, làm việc hiệu quả của mỗi người.

Có lới 4 nhóm đồng hồ sinh học khác nhau, bạn thuộc nhóm nào thì thời gian ngủ của bạn sẽ thuộc vào nhóm ấy. Khi lên giường quá sớm và chưa phải là thời điểm đi ngủ của bạn thì bạn cũng rất khó ngủ.

Xây dựng thói quen ngủ tích cực.

Thói quen cũng là yếu tố quan trọng tác dộng đến giấc ngủ của chúng ta. Những thói quen khômg tốt có thể khiến rối loại giấc ngủ và thay đổi đồng sinh học của cơ thể,

Dù cuối tuần hay ngày thường, hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Điều này giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn vào ban đêm.

Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Phòng ngủ nên tối, yên tĩnh: Đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng rất mạnh bở yếu tố ánh sáng. Khi ở trong một phòng ít ánh sáng và yên tính, cơ thể sẽ có cảm giác an toàn, được thả lỏng sẽ đễ đi vào giấc ngủ hơn.  Sử dụng rèm cửa tối màu để chắn ánh sáng, và giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài.

Nếu bạn vẫn thấy khó ngủ hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ. Nhiệt độ lý tưởng để ngủ ngon thường dao động từ 20 - 25 độ C. Đây là khoảng nhiệt độ giúp cơ thể thư giãn, giảm nhiệt độ lõi và sản xuất melatonin - hormone giúp điều hòa giấc ngủ.

Đầu tư vào nệm và chăn ga gối chất lượng

Nệm phù hợp giúp giữ cho cột sống của bạn thẳng hàng, giảm đau lưng và các vấn đề về xương khớp, phân tán đều áp lực lên cơ thể, giúp giảm đau nhức và mệt mỏi.

Chăn ga giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa he mang lại cảm giác an toàn và thoải mái.

Gối phù hợp giúp giữ cho đầu và cổ ở tư thế thẳng hàng, giảm đau cổ và vai, giúp cải thiện tuần hoàn máu ở vùng đầu và cổ, giảm căng thẳng.

Hạn chế tiếp xúc ánh sáng xanh trước khi ngủ

Như đã nói ở trên, ánh sáng có tác động rất lớn đến giấc ngủ, đặc biệt là nguồn ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính bảng và tivi có thể làm gián đoạn sản xuất melatonin, hormone giúp điều hòa giấc ngủ. Hãy tắt các thiết bị điện tử ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ. Đọc sách giấy hoặc tham gia các hoạt động khác như đi bộ, thiền hoặc trò chuyện cùng người thân.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, giúp bạn ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, hãy tránh tập luyện quá gần giờ đi ngủ. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng trong khoảng giữa sau khi ăn tối và trước khi ngủ để giúp cơ thể thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ.

Khi ít vận động, năng lượng dư thừa trong cơ thể không được giải phóng cũng khiến bạn khó ngủ hơn. Khi vận động "toát mồ hơi" cơ thể sẽ có gác dụng làm mới, tăng chuyển hóa và hô hấp. Nên buổi tối bạn sẽ mau buồn ngủ và ngủ ngon 

Thư giãn trước khi ngủ

Dành thời gian thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm. Tránh các hoạt động kích thích như làm việc, tranh cãi... Các kỹ thuật như thiền, yoga, hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu, tạo điều kiện cho giấc ngủ đến.

Ngoài ra bạn cũng có thể pha chế một số loại đồ uống có tác dụng giúp ngủ ngon và ngủ dễ dàng hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Hạn chế tiêu thụ caffeine, rượu và thức ăn cay, béo trước khi ngủ. Một bữa tối nhẹ nhàng và lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nếu bạn dễ bị khó ngủ khi uống trà, cà phê thì hãy từ chối uống các đồ uống này vào buổi chiều và tối.

Tham khảo: Các đồ uống không nên uống nếu muốn ngủ sớm.

Lời kết

Mỗi người có một cơ thể và thói quen khác nhau, vì vậy những cách trên có thể phù hợp với một số người hơn những người khác. Hãy thử nghiệm và tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất đối với bản thân bạn.

Nếu bạn đã thử nhiều cách mà vẫn không cải thiện được giấc ngủ, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Chuyên gia giấc ngủ Elmich Dr.Sleep
Lắng nghe, thấu hiểu và chăm sóc giấc ngủ của bạn mọi lúc!

Messenger