Elmich Dr.Sleep

Thức trắng 1 đêm có sao không? Giải đáp từ chuyên gia

14 tháng 08 2024
Phạm Ngọc Ánh

Bạn đã bao giờ trải qua một đêm không ngủ? Cảm giác trống rỗng, mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Thức trắng đêm không phải là trải nghiệm dễ chịu, nhưng đôi khi, nó lại là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Vậy, thức trắng 1 đêm có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu.

Hiểu rõ hơn về hiện tượng thức trắng 1 đêm.

Thức trắng đêm là tình trạng không thể ngủ hoặc ngủ rất ít trong một đêm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ căng thẳng, lo lắng, đến các vấn đề sức khỏe như đau mãn tính, rối loạn giấc ngủ và sử dụng chất kích thích.

Chúng ta có thể tạm phân loại các nguyên nhân của việc thực đêm như sau:

  • Thứcchủ động: Thường ở người trẻ, học sinh, sinh viên có thể chỉ thức đêm để học bài, ôn thi, tiệc tùng, vui chơi. Người đi làm chạy deadline
  • Không ngủ bị động: Do vấn đề tâm lý lo lắng, căng thẳng,  hoặc ngoại cảnh từ môi trường, tiếng ồn, ánh sáng, môi trường lạ, hoặc chăn, ga gối, nệm..
  • Do bệnh lý: Các bệnh nhân bị chứng mất ngủ, trầm cảm hoặc người cao tuổi thường mấy ngủ về đêm.

Khi bạn thức trắng nguyên 1 đêm, cơ thể không có cơ hội để nghỉ ngơi và phục hồi. Điều này ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng, từ hệ miễn dịch đến khả năng tập trung và phản xạ của cơ thể.

Tác hại của việc không ngủ 1 đêm

Thức đêm, ngủ muộn hoặc mất ngủ không chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi thông thường mà còn mang đến những tác động tiêu cực sâu sắc đến sức khỏe, tâm trạng và hiệu suất làm việc của bạn.

Mệt mỏi và suy giảm năng lượng: Đây là triệu chứng rõ ràng nhất sau một đêm không ngủ. Bạn sẽ cảm thấy uể oải, thiếu sức sống và khó tập trung vào công việc hoặc học tập.

Giảm khả năng miễn dịch: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch giúp chống lại bệnh tật. Thiếu ngủ làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến bạn dễ mắc cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng khác.

Ảnh hưởng đến tâm trạng: Thiếu ngủ có liên quan đến sự gia tăng cảm giác căng thẳng, lo lắng, cáu gắt và trầm cảm.

Rối loạn nhận thức: Thức đêm không ngủ làm giảm khả năng tư duy, tập trung và ghi nhớ. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và học hỏi thông tin mới.

Tăng nguy cơ tai nạn: Mệt mỏi do thiếu ngủ làm giảm phản xạ và khả năng phán đoán, tăng nguy cơ tai nạn giao thông và tai nạn lao động.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: Một số nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ liên quan đến tăng huyết áp, nhịp tim không đều và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Rối loạn tiêu hóa: Thiếu ngủ có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và khó chịu dạ dày.

Không ngủ 1 đêm có sao không?

Một đêm không ngủ thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu bạn đảm bảo ngủ đủ giấc trong những đêm tiếp theo. Tuy nhiên, nếu tình trạng này trở thành thói quen, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Làm gì sau 1 đêm thức trắng?

Sau một đêm không ngủ, bạn hãy thử các cách sau để tái tạo năng lượng, sức khỏe và tinh thần nhé!

  • Ngủ bù: Nếu có thể, hãy cố gắng ngủ bù vào ngày hôm sau để giúp cơ thể phục hồi.
  • Uống đủ nước: Nước giúp giữ cho cơ thể hydrat hóa và tỉnh táo.
  • Ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng để cung cấp nhiên liệu cho cơ thể.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Hoạt động thể chất giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.
  • Tránh caffeine và rượu: Caffeine có thể làm tăng sự tỉnh táo, trong khi rượu có thể gây mất ngủ.

Biện pháp phòng ngừa

Vài ngày (3-5 ngày) thức đêm khiến bạn cảm thấy uể oải, khó tập trung, giảm khả năng sáng tạo và dễ cáu gắt. Không ngủ còn ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể gây ra nhiều rối loại. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn phòng tránh việc mất ngủ.

  • Giữ giờ ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
  • Tạo môi trường ngủ tốt: Đảm bảo phòng ngủ tối, yên tĩnh và thoáng mát.
  • Giảm căng thẳng: Tìm cách quản lý căng thẳng như tập yoga, thiền hoặc nói chuyện với bạn bè.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, máy tính bảng và tivi có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tôi có cần đi khám bác sĩ không?

Nếu bạn thường xuyên mất ngủ, thức nguyên đêm không thể chợt mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi kéo dài, hãy tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ. Có thể bạn đang gặp phải một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị.

Lời kết

Đối với người sức khẻo bình thường, việc thức trắng 1 đêm không phải là điều đáng sợ, nhưng tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy duy trì thói quen ngủ sớm - đúng giờ.

Nếu lỡ thức trắng nguyên đêm, hãy áp dụng các biện pháp chúng tôi đã gợi ý bên trên, bạn có thể bảo vệ sức khỏe và đảm bảo giấc ngủ ngon.

Liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ

Messenger