Elmich Dr.Sleep

Sleep Chronotypes – Bạn là 'cú đêm" hay "chim sớm"

15 tháng 10 2024
Hoàng Ngọc Anh

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao một số người luôn tỉnh táo vào sáng sớm, trong khi số khác lại cảm thấy năng lượng dồi dào vào ban đêm? Câu trả lời nằm ở Sleep Chronotypes – kiểu giấc ngủ tự nhiên của mỗi người, được điều chỉnh bởi đồng hồ sinh học bên trong cơ thể.

1. Sleep Chronotypes là gì?
Sleep Chronotypes là xu hướng tự nhiên của cơ thể trong việc lựa chọn thời điểm bạn cảm thấy tỉnh táo hoặc buồn ngủ nhất trong ngày. Dựa vào đó, có 2 kiểu phổ biến:

"Chim Sớm": Người có năng lượng cao vào buổi sáng, dễ dàng thức dậy và làm việc hiệu quả vào đầu ngày.

"Cú Đêm": Người cảm thấy tập trung và sáng tạo hơn vào ban đêm, thường gặp khó khăn khi thức dậy sớm.

 


2. Vì sao Chronotype khác nhau?
Chronotype của mỗi người chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền và đồng hồ sinh học cá nhân. Điều này giải thích tại sao một số người thích hợp với công việc buổi sáng, trong khi số khác lại "thăng hoa" vào ban đêm. Ngoài ra, tuổi tác cũng tác động đến chronotype – trẻ em thường là "chim sớm", nhưng khi trưởng thành, một số người chuyển dần thành "cú đêm".

 

3. Làm thế nào để tối ưu hoá thời gian theo Chronotype?


Nếu bạn là "Chim Sớm":

- Tận dụng buổi sáng để hoàn thành công việc quan trọng.
- Dành thời gian thư giãn vào buổi tối để dễ ngủ sớm.

Nếu bạn là "Cú Đêm":

- Điều chỉnh lịch làm việc phù hợp với giờ sinh học cá nhân.
- Cố gắng duy trì giờ ngủ cố định, tránh thức khuya quá mức.


Bất kể bạn là "cú đêm" hay "chim sớm", việc duy trì giấc ngủ đủ và chất lượng là quan trọng nhất. Mỗi người có một nhịp sinh học riêng. Điều quan trọng là hiểu rõ chronotype của mình và tối ưu hóa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả cao nhất.

 

Tìm kiếm tin tức

Liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ

Messenger