Elmich Dr.Sleep

Ngủ nhiều có thật sự khiến bạn tăng cân?

17 tháng 09 2024
Phạm Ngọc Ánh

Câu hỏi "Ngủ nhiều có béo không?" là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều người. Hẳn bạn đã từng nghe câu nói "Béo do ngủ nhiều", nhưng liệu điều này có đúng? Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, liệu nó có ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của chúng ta hay không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này nhé!

Ngủ nhiều và ảnh hưởng đến cân nặng.

Trong khi ngủ, cơ thể sẽ sửa chữa các tế bào bị hư tổn và sản sinh ra các hormone điều tiết hoạt động của các bộ phận trong cơ thể. Nên khi ngủ đủ cơ thể đã được nghỉ ngơi đầy đủ, giúp bạn cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng và sẵn sàng cho một ngày mới.

Ngủ nhiều là tình trạng một người dành quá nhiều thời gian để ngủ hoặc cảm thấy buồn ngủ quá mức trong ngày. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ nhiều có thể từ thói quen sinh hoạt hoặc một số bệnh lý về rối loạn giấc ngủ.

Ngủ bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia, Thời gian ngủ lý tưởng cho mỗi người có thể khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe và lối sống, nhưng nhìn chung, người lớn cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn.

Độ tuổi Thời gian ngủ
Trẻ sơ sinh (0-3 tháng) 14-17 tiếng
Trẻ sơ sinh (4-11 tháng) 12-15 tiếng
Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi) 11-14 tiếng
Trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi) 10-13 tiếng
Trẻ em tiểu học (6-13 tuổi) 9-11 tiếng
Thanh thiếu niên (14-17 tuổi) 8-10 tiếng
Người trưởng thành (18-64 tuổi) 7-9 tiếng
Người cao tuổi (trên 65 tuổi) 7-8 tiếng

Vậy, Ngủ nhiều có thực sự gây tăng cân?

Việc ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có thể dẫn đến béo phì - ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng và sức khỏe. Vì vậy, hãy cố gắng ngủ đủ giấc và xây dựng một lối sống lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh.

Ngủ quá ít: Thiếu ngủ có thể làm tăng hormone ghrelin (hormone gây đói) và giảm hormone leptin (hormone báo no), khiến bạn luôn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài cũng khiến co thể suy nhược, suy giảm miễn dịch dẫn đến béo phì.

Ngủ quá nhiều: Ngủ quá nhiều ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tăng nguy cơ béo phì. Cơ thể dành quá nhiều thời gian nghỉ ngơi, rối loạn nhịp sinh học và điều tiết hormon. Ngoài ra, lượng calo không được tiêu thụ sẽ đươc cơ thể chuyển hóa sang mỡ để tích trữ gây tăng cân.

Làm sao để ngủ ngon và kiểm soát cân nặng?

Để có một giấc ngủ ngon và duy trì cân nặng lý tưởng, bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau:

Thiết lập giờ giấc sinh hoạt đều đặn

Giữ cho cơ thể có một nhịp sinh học ổn định là điều quan trọng để có giấc ngủ ngon. Hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Điều này sẽ giúp đồng hồ sinh học của bạn điều chỉnh tốt hơn, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và thức dậy một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, việc duy trì giờ giấc sinh hoạt đều đặn cũng giúp ổn định hormone, giảm cảm giác thèm ăn vô độ và hỗ trợ quá trình giảm cân.

Tạo môi trường ngủ lý tưởng

Một không gian ngủ thoải mái sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn tối, yên tĩnh và có nhiệt độ vừa phải. Sử dụng nệm, gối và chăn phù hợp với cơ thể.

Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng trước khi ngủ, vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ và kiểm soát cân nặng. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và caffeine, đặc biệt là vào buổi tối.

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại protein ít chất béo trong chế độ ăn. Không ăn nhiều chất béo, ăn quá no, ăn khuya để tránh tình trạng tăng cân.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và đốt cháy calo làm giảm lượng mỡ trong cơ thể, tăng cơ, giúp cơ thể thon gọn hơn.

Tuy nhiên, hãy tránh tập thể dục quá gần giờ ngủ, vì nó có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Thời điểm lý tưởng để tập thể dục là vào buổi sáng hoặc chiều.

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Hãy tìm những cách để thư giãn và giảm căng thẳng trước khi đi ngủ, như:

Thiền: Thiền giúp bạn tập trung vào hơi thở và giảm căng thẳng hiệu quả.

Yoga: Yoga kết hợp các động tác kéo giãn và thở giúp cơ thể thư giãn và tinh thần thoải mái.

Nghe nhạc nhẹ nhàng: Âm nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bạn thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Xem thêm: Cách ngủ ngon dù căng thẳng.

Hạn chế uống rượu trước khi ngủ

Mặc dù rượu có thể giúp bạn dễ ngủ hơn ban đầu, nhưng nó lại làm gián đoạn giấc ngủ sâu và gây ra các giấc mơ không ngon. Ngoài ra, rượu còn làm tăng cảm giác thèm ăn và khiến bạn dễ tăng cân.

Kết luận

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, bao gồm cả cân nặng. Để có một giấc ngủ ngon và kiểm soát cân nặng hiệu quả, bạn cần kết hợp một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và giảm căng thẳng.

Những câu hỏi thường gặp:

Ngủ trưa có giúp giảm cân không?

Ngủ trưa ngắn có thể giúp cải thiện sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc, nhưng không trực tiếp giúp giảm cân.

Uống trà trước khi ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ?

Một số loại trà chứa caffeine có thể gây khó ngủ. Nên hạn chế uống trà chứa caffeine trước khi đi ngủ.

Tại sao ngủ nhiều bị mập?

Ngủ quá nhiều có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể đốt cháy ít calo hơn dẫn đến tình trạng cơ thể tích trữ mỡ thừa gây béo phì, tăng cân.

Ngủ bao nhiêu để giảm cân?

Để giảm cân hiệu quả, bạn nên ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ đủ giúp cân bằng hormone, giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, cần kết hợp với luyện tập và chế độ ăn uống lành mạnh.

Tại sao ngủ sớm lại giảm cân?

Ngủ sớm giúp cơ thể có đủ thời gian để phục hồi và tái tạo. Khi ngủ đủ giấc, hormone cortisol (gây căng thẳng) giảm xuống, giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn và ngăn ngừa tích trữ mỡ thừa.

Tại sao ngủ muộn lại tăng cân?

Ngủ muộn, mấy ngủ làm rối loạn đồng hồ sinh học, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh béo phì gây tăng cân.

 

Liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ

Messenger