Elmich Dr.Sleep

Không ngủ trưa có sao không? Tác hại và lời khuyên

28 tháng 10 2024
Phạm Ngọc Ánh

Trong nhịp sống hiện đại, không ít người bỏ qua thói quen này vì bận rộn hoặc cho rằng không cần thiết. Vậy không ngủ trưa có sao không? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác động tiêu cực của việc không ngủ trưa đối với sức khỏe, tinh thần và hiệu suất làm việc.

Không ngủ trưa có sao không? 

Ngủ trưa là một thói quen phổ biến tại Việt Nam, hầu hết mọi người thường tranh thủ chợt mắt trong khoảng 10-30 phút trong giờ nghỉ trưa tại công ty. Tuy nhiên, tại nhiều khu vực, quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh ,Pháp, Đức lại không có thói quen này.

Vậy giấc ngủ trưa có thật sự cần thiết không? 

Chúng ta có thể quan sát thấy rằng việc ngủ trưa không phải là điều bắt buộc mà đó là lựa chọn của mỗi người. Có những người có thể dành thời gian nghỉ trưa để trò chuyện cùng đồng nghiệp, xem nội dung giải trí hoặc vẫn làm việc.

Tại Việt Nam, giấc ngủ trưa xuất pháp từ việc thích nghi với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Trưa là thời gian cao điểm mà nhiệt độ, độ ẩm cao nhất gây tác động cơ thể tạo cảm giác mệt mỏi, lâu dần hình thành tập tính muốn nghỉ ngơi và ngủ và buổi trưa.

Tìm hiểu thêm về Tầm quan trọng và lợi ích của giấc ngủ trưa

Thói quen ngủ trưa được hình thành từ bé, và trở thành một phản xạ có điều kiện. Chính vì vậy có thể luyện tập để thay đổi thói quen ngủ trưa ngày. Tuy nhiên, cơ thể có thể gặp phải nhưng ảnh hưởng nhất định khi không ngủ trưa, đặc biệt đối với những người có cường độ làm việc cao hoặc môi trường sống căng thẳng.

Tác hại của việc không ngủ trưa

Giấc ngủ trưa, dù chỉ kéo dài từ 10 đến 30 phút, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và tinh thần. Việc bỏ không giấc ngủ trưa có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể cho sức khỏe và công việc.

Giảm sự tỉnh táo và tập trung

Không ngủ trưa có thể khiến cơ thể cảm thấy kiệt sức vào buổi chiều, làm giảm khả năng tỉnh táo và tập trung. Việc không có giấc ngủ trưa khiến não bộ thiếu thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo, dẫn đến các vấn đề như:

Buổi chiều thường là thời điểm dễ mệt mỏi nhất trong ngày, đặc biệt đối với những người có lịch làm việc căng thẳng. Không ngủ trưa khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái uể oải và chậm chạp.

Khi căng thẳng hoặc hoạt động liên tục, não bộ cần thời gian để thư giãn và phục hồi. Việc bỏ qua giấc ngủ trưa làm giảm khả năng tập trung và dễ dẫn đến tình trạng mắc sai lầm trong công việc hoặc học tập.

Tại nhiều quốc gia không có giấc ngủ trưa, thì cũng cần có những giấc ngủ ngắn để phục hồi. Chẳng hạn tình trạng ngủ trên tàu ở người Nhật.

Tăng căng thẳng và lo âu

Khi làm việc liên tục vào buổi sáng, giấc ngủ trưa có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và thư giãn tâm trí. Khi không có thời gian nghỉ ngơi, cơ thể sẽ không thể phục hồi hoàn toàn, làm gia tăng mức độ căng thẳng và áp lực.

Thiếu ngủ trưa làm cho cảm xúc trở nên bất ổn, dễ rơi vào trạng thái lo âu, bực bội, và cảm thấy căng thẳng hơn khi phải đối mặt với các tình huống trong ngày.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Khi ngủ, nhịp tim thường chậm lại đáng kể so với khi thức. Giấc ngủ trưa, tim có thể được chậm lại, giúp điều hòa huyết áp. Khi không ngủ trưa, cơ thể hoạt động liên tục mà không được nghỉ ngơi, dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.

Hệ miễn dịch suy giảm

Ngủ trưa giúp điều hòa sự sản xuất của cytokine, một loại protein quan trọng giúp chống viêm. Khi bỏ qua giấc ngủ trưa, cơ thể có thể sản xuất ít cytokine hơn, dễ gây viêm và các bệnh liên quan đến viêm nhiễm.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm

Giấc ngủ trưa có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ ban đêm đặc biệt đối với những người thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc. Tuy vậy, khi dành quá nhiều thời gian cho giấc ngủ trưa có thể khiến khó ngủ vào ban đêm

Giảm hiệu suất công việc và học tập

Thiếu ngủ trưa ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc, đặc biệt là trong các công việc đòi hỏi sự tập trung cao và tư duy sáng tạo. Bạn có thể nhận thấy khi không ngủ trưa, buổi chiều sẽ làm việc chậm hơn, không hiệu quả và dễ mắc sai lầm.

Giấc ngủ trưa giúp não bộ tái tạo và xử lý thông tin. Khi không có thời gian ngủ trưa, bạn khó duy trì tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến năng lực học tập và làm việc.

Những câu hỏi thường gặp về giấc ngủ trưa

Có rất nhiều câu hỏi xung quanh giấc ngủ trưa, liệu giấc ngủ trưa có cần thiết, ảnh hưởng của việc ngủ trưa tới sức khỏe, thời gian ngủ trưa lý tưởng.... Hãy cùng giải đáp một số những thắc mắc đó ngay sau đây!

Tại sao người Nhật không ngủ trưa?

Quan niệm về làm việc chăm chỉ, hiệu quả cao và văn hóa công ty đã hình thành thói quen này. Ngoài ra, có những người cho rằng ngủ trưa là biểu hiện của sự lười biếng.

Tại sao không ngủ trưa được?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn khó ngủ trưa như: căng thẳng, lo lắng, tác động của môi trường xung quanh như âm thanh, ánh sáng không phù hợp, tư thế, hoặc đơn giản là do thói quen sinh hoạt.

Tác hại của việc không ngủ trưa?

Ngủ trưa không phải là nhu cầu thiết yếu với tất cả mọi người, nhưng nế bạn đã quen với việc ngủ trưa hoặc thiếu ngủ vào buổi tối thì không ngủ trưa có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe như: giảm khả năng tập trung, mệt mỏi, giảm hiệu suất làm việc, tăng huyết áp, và làm việc kém hiệu quả vào buổi chiều.

Tác hại của việc không ngủ trưa ở trẻ em?

Trẻ em cần ngủ đủ giấc để phát triển thể chất và trí não. Mỗi ngày trẻ có thể ngủ từ 10 đến 14 tiếng tùy vào đô tuổi và có thể chia thành nhiều giấc trong ngày chứ không chỉ ngủ vào buổi tối, Thiếu trưa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến hành vi, học tập và sức khỏe của bé.

Không ngủ trưa có bị làm sao không?

Như đã nói ở trên, mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân, thói quen và sức khỏe của từng người. Khi không ngủ trưa, Có người vẫn có thể làm việc tốt và sức khỏe bình thường, có người sẽ rất mệt mỏi. Có nhiều nghiên cứu cho thấy việc ngủ trưa dù rất ngắn cũng có tác động tích cực đến sức khỏe và hiệu quả làm việc.

Ngủ trưa bao lâu là đủ?

Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Thực tế, thời gian ngủ trưa lý tưởng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

  • Ngủ trưa ngắn (10-20 phút): Giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện trí nhớ ngắn hạn và giảm cảm giác buồn ngủ. Đây là lựa chọn tốt cho những người muốn nghỉ ngơi nhanh chóng và tiếp tục làm việc.
  • Ngủ trưa dài hơn (90-120 phút): Giúp cơ thể đi vào giấc ngủ sâu và đạt được trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu ngủ quá lâu trong khoảng thời gian này, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và khó tỉnh táo khi thức dậy.

Kết Luận

Như vậy, Đối với những người có thói quen ngủ trưa hoặc thiếu ngủ, không ngủ trưa có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và hiệu suất làm việc. Một giấc ngủ trưa ngắn không chỉ giúp phục hồi năng lượng mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch và chất lượng giấc ngủ ban đêm.

Để duy trì sức khỏe tốt và nâng cao hiệu suất làm việc, hãy cố gắng dành thời gian cho giấc ngủ trưa vào giữa ngày – chỉ cần 20-30 phút là đủ để cơ thể và tinh thần của bạn được nạp năng lượng, giúp bạn luôn sẵn sàng cho những thách thức tiếp theo trong ngày.

Tìm kiếm tin tức

Liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ

Messenger