Cách vệ sinh gối ngủ đúng cách, đơn giản
Gối ngủ là vật dụng thiết yếu giúp hỗ trợ giấc ngủ chất lượng, nhưng sau một thời gian sử dụng, gối có thể tích tụ bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của bạn. Vệ sinh gối ngủ đúng cách không chỉ giúp duy trì độ bền của gối mà còn bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là những hướng dẫn đơn giản, dễ thực hiện giúp bạn làm sạch gối ngủ đúng cách.
Tại sao cần vệ sinh gối ngủ thường xuyên?
Gối là vật dụng hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với da mặt và tóc, vì vậy việc vệ sinh, giặt gối ngủ là vô cùng quan trọng.
Loại bỏ vi khuẩn và nấm
Trong quá trình sử dụng, gối tích tụ mồ hôi, tế bào da chết, dầu nhờn và các loại vi khuẩn, nấm gây hại. Gối ngủ không được vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho chúng sinh sôi nảy nở, gây ra các vấn đề về da như mụn, viêm da, dị ứng...
Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp
Bụi bẩn, mạt bụi tích tụ trên gối có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, đặc biệt là ở trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu.
Bảo vệ sức khỏe làn da
Da mặt tiếp xúc trực tiếp với gối mỗi đêm, vì vậy việc giữ gối sạch sẽ sẽ giúp bảo vệ làn da, ngăn ngừa mụn và các vấn đề về da khác.
Giúp bạn ngủ ngon hơn
Một chiếc gối sạch sẽ, thơm tho sẽ giúp bạn thư giãn và có giấc ngủ sâu hơn. Ngược lại, một chiếc gối bẩn sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Kéo dài tuổi thọ của gối
Vệ sinh gối ngủ đúng cách sẽ giúp gối luôn sạch sẽ, thơm tho và giữ được độ bền lâu hơn.
Cách giặt vỏ gối
Vỏ gối có tác dụng bảo vệ ruột gối, tiếp xúc trực tiếp với da và ngăn chặn các tác nhân như mồ hôi, bụi bẩn thâm nhập ruột gối. Chính vì vậy vỏ gối nên cần được vệ sinh thường xuyên.
Nếu có thể bạn có thể vệ sinh vỏ gối hàng tuần hoặc 2 tuần/lần. Vệ sinh ngay khi xuất hiện vết bẩn, vì khi để lâu vết bẩn rất khó làm sạch và gây khó chịu khi ngủ.
Các bước giặt vỏ gối
- Tháo vỏ gối ra khỏi ruột gối.
- Kiểm tra nhãn mác để xem hướng dẫn giặt
- Nếu gặp các vết bẩn cứng đầu hãy giặt trước bằng tay, giặt vỏ gối bằng nước ấm và xà phòng để loại bỏ vết bẩn.
- Khi giặt bằng máy bạn có thể giặt vỏ gối cùng với các đồ giặt khác như quần áo, ga giường, ga bọ nệm để tiết kiệm nước và điện.
- Phơi vỏ gối dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn.
Cách giặt ruột gối đúng cách theo từng chất liệu
Trước khi bắt đầu quá trình vệ sinh, điều quan trọng là phải xác định loại gối mà bạn đang sử dụng. Mỗi loại gối có cách vệ sinh khác nhau, và cần chú ý đến các chỉ dẫn giặt là từ nhà sản xuất.
Tần suất vệ sinh ruột gối
Việc vệ sinh ruột gối là cần thiết tuy nhiên tùy vào loại chất liệu, môi trường và các tác nhân bên ngoài để có tần suất vệ sinh phù hợp. Dưới đây là khoảng thời gian tham khảo để vệ sinh ruột gối.
Nên giặt gối ít nhất 3-6 tháng một lần, tùy thuộc vào loại gối và môi trường sử dụng.
- Bông, Cotton: Nên giặt 2-3 lần một tháng.
- Lông vũ: Nên giặt 2-3 lần một năm.
- Cao su: Nên giặt 1-2 lần một năm.
- Memory foam: Nên giặt vỏ gối 1-2 lần một tháng bằng máy hút bụi, không nên gặt nước.
Đối với những ai dễ bị dị ứng hoặc có thói quen đổ nhiều mồ hôi khi ngủ, việc vệ sinh gối ngủ thường xuyên hơn là điều cần thiết.
Gối bông (cotton)
Ruột gối bông có thể giặt bằng máy giặt. Sử dụng nước ấm và chất tẩy rửa nhẹ. Sau khi giặt xong cần phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp. Đảm bảo gối khô hoàn toàn để tránh ẩm mốc.
Gối cao su thiên nhiên
Gối cao su dễ bị hỏng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao và quá nhiều nước nên không nên giặt máy, và phơi dưới trời nắng gắt.
Hãy lau sạch bề mặt gối bằng khăn ẩm và xà phòng nhẹ. Phơi khô ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Gối memory foam
Tương sự như cao cu, bạn không ngâm gối memory foam trong nước. Dùng khăn ẩm thấm xà phòng nhẹ và lau sạch các vết bẩn. Để khô tự nhiên trong không khí.
Lưu ý: Không nên vắt hoặc dùng nhiệt độ cao để làm khô vì có thể làm biến dạng gối.
Gối Lông Vũ
Gối lông vũ có thể giặt máy nhưng ở chế độ nhẹ nhàng với nước lạnh và bột giặt nhẹ.
Phơi khô nơi thoáng mát, bóng râm tránh phơi trực tiếp dưới nắng gắt hoặc có thể sử dụng máy sấy ở chế độ sấy nhẹ.
Những lưu ý quan trọng khi giặt ruột gối
- Đọc kỹ nhãn chỉ dẫn: Trước khi giặt, luôn đọc kỹ nhãn chỉ dẫn trên gối để biết cách vệ sinh đúng.
- Sử dụng bóng tenis: Khi giặt , sấy ruột gối bông, lông vũ bằng máy bạn có thể sử dụng thêm một số quả bóng tenis để giữ được độ phồng của gối.
- Dùng túi giặt: Để bảo vệ gối tốt hơn khi giặt máy, có thể sử dụng túi giặt chuyên dụng.
- Không dùng quá nhiều chất tẩy rửa: Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ xà phòng nhẹ, tránh các chất tẩy rửa mạnh để không làm hỏng chất liệu gối.
- Kiểm tra độ khô: Đảm bảo gối được khô hoàn toàn để tránh hiện tượng nấm mốc hay vi khuẩn phát triển.
- Giữ vệ sinh phòng ngủ: Phòng ngủ cũng cần được dọn dẹp thường xuyên, giữ phòng khô ráo và thoáng mát. Phòng ẩm tối sẽ tạo môi trường cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
- Thay gối định kỳ: Ngay cả khi vệ sinh thường xuyên, tuổi thọ của gối vẫn có giới hạn. Hãy thay gối mới sau khoảng 1-2 năm sử dụng.
Lời kết
Vệ sinh gối ngủ đúng cách và định kỳ không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh dị ứng và kích ứng da, mà còn đảm bảo giấc ngủ thoải mái và chất lượng hơn. Với những bước vệ sinh đơn giản và lưu ý cụ thể cho từng loại gối, bạn có thể dễ dàng giữ cho gối luôn sạch sẽ và bền lâu. Hãy nhớ, một chiếc gối sạch không chỉ giúp bạn có giấc ngủ ngon mà còn cải thiện môi trường sống của bạn, giúp không gian phòng ngủ trở nên thoáng mát và dễ chịu hơn.